Triệu chứng và cách phòng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp các cơn đau ngang thắt lưng và đau liên sườn, không những vậy, cơn đau có thể chạy dọc xuống vùng mông và lan xuống chân, gây tê bì và căng cơ chân khi cúi, ngửa… Qua bài viết này, Cốt Vị Vương Nam Hà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cũng như triệu chứng và các phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, cũng như khả năng vận động của con người. Theo nghiên cứu, đây là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi và ngày càng gia tăng nhiều hơn. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Nếu không được phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời, thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh. 

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường khá mờ nhạt, nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Sau đây là các triệu chứng bạn có thể lưu ý:

  • Chân tay đau nhức: Các rễ của dây thần kinh bị chèn ép, trong đó có cả dây thần kinh toạ, do đó các cơn đau sẽ xuất phát từ vùng thắt lưng và có xu hướng lan ra các khu vực khác, đặc biệt là chân, tay. Người bệnh có thể cảm thấy đau ê ẩm kéo dài hoặc có thể cảm thấy đau nhói dữ dội, đột ngột. Đau có tính chất cơ học, đau tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi… và giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Tê bì chân tay: Có những trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức như kiến bò, gây ra tình trạng tê bì, khó chịu…
  • Yếu cơ, bại liệt: Đây là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi bị nặng. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển, do đó việc hạn chế vận động sẽ làm cho các cơ bị teo dần, lâu ngày dẫn đến bại liệt.

Đau nhức chân tay là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Nếu gặp một số triệu chứng dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Người bệnh cảm thấy cơ yếu bất thường, không tự chủ được các sinh hoạt bình thường.
  • Gặp hiện tượng bí tiểu, tiểu són.
  • Trường hợp mất cảm giác vùng bắp đùi trong, phía sau chân và vùng quanh hậu môn.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng không hề có triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng, do đó người bệnh cần hết sức lưu ý. 

3. Các phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo các chuyên gia, để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.
  • Đối với những người làm việc quá lâu một tư thế, cần đổi tư thế sau một khoảng thời gian ngồi làm việc, để giảm áp lực cho đĩa đệm. Nếu cơ thể đau thì nên nghỉ ngơi, chườm nóng, thư giãn, xoa bóp các khớp.

Tập thể dục đều đặn mỗi sáng là cách tốt nhất để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Trọng tải của đĩa đệm cột sống có giới hạn nhất định, do đó không nên lao động quá sức, khuân vác vật nặng, tránh làm hỏng cấu trúc cơ thể và tăng khả năng cong vẹo cột sống, đĩa đệm.
  • Không nên hoạt động mạnh một cách đột ngột, mà hãy san sẻ lực từ từ để tránh bị sai tư thế.
  • Hãy giữ thẳng cột sống trong bất kỳ công việc trong cuộc sống hàng ngày.
  • Thực hiện chế độ làm việc hợp lý, để điều hoà phục hồi đĩa đệm.
  • Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để điều trị bệnh hiệu quả nhất. 

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin về triệu chứng, cũng như cách phòng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các triệu chứng bệnh một cách kịp thời. 

Call Now Button