Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý về xương khớp ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh này có thể gây ra nhiều phiền toái, cũng như những cơn đau nhức kéo dài. Bài viết dưới đây Cốt Vị Vương Nam Hà sẽ cung cấp những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng đĩa đệm ở cổ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu trong đốt sống, đè nén, chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống gây đau nhức. 

Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi người sẽ có 7 đốt sống cổ và 5 đĩa đệm ở cổ. Cấu tạo đĩa đệm bao gồm 2 phần là: nhân nhầy ở giữa và vòng sợi bao quanh. Nhiệm vụ chính của đĩa đệm đó là nâng đỡ phần cột sống, đồng thời duy trì tính đàn hồi, linh hoạt khi cơ thể vận động và di chuyển. 

Thoát vị đĩa đệm cổ có các giai đoạn tiến triển bệnh như sau:

  • Cấp độ 1: Phồng đĩa đệm: nhân nhày bắt đầu biến dạng tuy nhiên vòng sợi chưa có dấu hiệu đứt rách. Lúc này, các triệu chứng của bệnh chưa rõ rệt mà chỉ tương tự như bệnh đau nhức xương khớp thông thường.
  • Cấp độ 2: Lồi đĩa đệm: Vòng sợi rách 1 phần, nhân nhày thoát ra ngoài chỗ vòng sợi bị suy yếu. Bệnh nhân sẽ bắt đầu dần cảm nhận được những cơn đau vai gáy, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng
  • Cấp độ 3: Thoát vị đĩa đệm: Lúc này vòng sợi đã rách toàn phần, nhân nhày thoát ra ngoài và chèn ép thần kinh nhiều hơn khiến người bệnh cảm thấy các cơn đau dữ dội.
  • Cấp độ 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Ở cấp độ này khớp cổ của người bệnh không vận động được, liệt nửa người gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. 

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau nhức khi đĩa đệm ở cổ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Chỉ cần quan tâm đến sức khỏe là bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể nhầm lẫn bệnh với một số căn bệnh đau nhức xương khớp thông thường. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm nếu nhận thấy vùng cổ, vai, gáy có những triệu chứng dưới đây:

Đau nhức dai dẳng

Đau nhức dai dẳng là một triệu chứng điển hình nhất mà bất kỳ ai mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ đều có thể mắc phải. Các cơn đau sẽ kéo dài, lan rộng ở vùng cổ, vai, gáy, sau đó lan dần xuống cánh tay và ngón tay.

Tê, ngứa ran cánh tay

Triệu chứng đau mỏi kèm theo cảm giác ngứa ran ở tay, bởi lúc này nhân nhầy trong đĩa đệm đã tràn ra bên ngoài, chèn ép và gây nên triệu chứng ngứa ran cho người bệnh.

Cứng cổ

Người bị bệnh sẽ không thể xoay cổ hay điều khiển cổ như bình thường. Thay vào đó, thoát vị đĩa đệm sẽ khiến người bệnh cảm thấy cứng cổ và gặp khó khăn trong việc vận động và xoay cổ. Đặc biệt, khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng thì tình trạng cứng cổ sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

Thoát vị đĩa đệm cổ gây yếu cơ 

Cơ bắp ở tay chân của người bệnh sẽ dần yếu đi, đứng không vững và mất sức lực. Khi tình trạng này tiến triển nặng hơn, các cơ bắp ở vùng đùi sẽ bị rung khi làm việc hay khi di chuyển nhiều.

Khó khăn trong việc vận động

Lúc này, người bệnh sẽ bị hạn chế trong việc vận động, cũng như không thể xoay cổ, xoay người, đưa tay lên cao hoặc cúi người. 

Khi cơ thể mắc phải các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm và chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ, cũng như hạn chế gây ra các biến chứng. 

Đau mỏi, ngứa ran ở tay chân là một trong những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và có phương pháp chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến hiện nay:

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y dùng để chữa thoát vị đĩa đệm cổ thường có công dụng giúp giảm đau nhức và tê bì như:

  • Thuốc giãn cơ: Các bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc có tác dụng giãn cơ nhằm hạn chế hiện tượng cơ bắp bị co thắt gây nên các cơn đau cho người bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Khi bị đau nhức dữ dội, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp nhất.
  • Thuốc chống viêm

Bên cạnh đó, khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật khi cần thiết. Phẫu thuật giúp loại bỏ các đĩa đệm thoát vị ra bên ngoài hoặc thay thế đĩa đệm mới.

Sử dụng thuốc tây giúp giảm đau nhức cho người bệnh, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ tại nhà

Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nhẹ có thể tự chữa bệnh tại nhà bằng các phương pháp sau đây:

  • Massage: Phương pháp này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thư giãn, đồng thời tăng cường máu lưu thông trong cơ thể và phục hồi chức năng vận động ở cổ hơn.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Đây là phương pháp tác động vào huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch và điều trị các triệu chứng của bệnh.
  • Nhiệt lạnh, nhiệt nóng: Người bệnh có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng bị đau nhức để giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm. 

Tuy các liệu pháp điều trị tại nhà kể trên có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị đẩy lùi thoát vị đĩa đệm cổ, nhưng không thể chữa dứt điểm được bệnh và chúng chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ. Để đẩy lùi dứt điểm nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn, các chuyên gia khuyên người mắc nên tìm một phương pháp toàn diện hơn. 

Như vậy, qua bài viết trên Cốt Vị Vương Nam Hà đã cung cấp những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã có thể lựa chọn cho mình được cách điều trị phù hợp kèm theo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Call Now Button