Thoái hoá khớp: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Thoái hoá khớp là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng có liên quan chặt chẽ với độ tuổi, khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật. Trong bài viết này Cốt Vị Vương Nam Hà sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và điều trị thoái hóa khớp.

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một hiện tượng rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là một lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp này có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc” trong cơ thể.

thoai-hoa-khop-1
Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của người bệnh

2. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá khớp được chia làm 2 loại đó là: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể như sau:

Thoái hoá khớp do nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi, bởi hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này làm hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến tình trạng sụn khớp bắt đầu bị thoái hóa. Vận động trong thời gian dài sẽ khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.

Thoái hoá khớp do nguyên nhân thứ phát

  • Di truyền: Tình trạng này thường xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn, dẫn đến hao hụt ở sụn khớp và đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
  • Béo phì: Cơ thể thừa cân cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Do vậy, việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng khớp thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
  • Chấn thương: Nguyên nhân này được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
  • Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Chẳng hạn với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như: bốc vác, làm việc thủ công đều có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Ngoài ra, một số trường hợp tình trạng hiếm gặp như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
thoai-hoa-khop-2
Nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá khớp là do tuổi tác

3. Cách điều trị thoái hóa khớp

Dưới đây là một số phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng thoái hóa khớp:

Tập thể dục

Tập luyện thể dục thể thao rất quan trọng dành cho những người bị thoái hóa khớp. Các bài tập được khuyến nghị bao gồm kết hợp các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực.

Nhiều người suy nghĩ việc tập thể dục sẽ khiến cho những cơn đau do thoái hoá khớp tăng nặng, tăng nguy cơ cứng khớp. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn vận động, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho các khớp. Rèn luyện thể lực cũng là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân, giảm căng thẳng, điều chỉnh lại tư thế và đặc biệt cải thiện hiệu quả các triệu chứng.

Giảm cân hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Thừa cân, béo phì sẽ làm cho tình trạng khớp thoái hoá trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hơn.

Thuốc giảm đau

Một số thuốc giảm đau có thể được bác sĩ khuyến nghị sử dụng khi điều trị để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Các loại thuốc giảm đau sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác mà bạn gặp phải. 

Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Phương pháp sử dụng PRP trong điều trị các vấn đề ở khớp là giải pháp hiện đại được nghiên cứu cho hiệu quả nhanh chóng với khả năng tự chữa lành tự nhiên, an toàn cho người bệnh bị thoái hoá khớp.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh lên các khớp có thể làm giảm cơn đau và các triệu chứng của viêm xương khớp ở một số người. Bạn có thể tự chuẩn bị một chai nước hoặc túi chườm nóng lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau khớp.

thoai-hoa-khop-3
Có thể giảm các triệu chứng thoái hóa khớp bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh

Liệu pháp trị liệu thủ công

Việc không thường xuyên vận động có thể làm tăng độ cứng do thoái hoá khớp. Liệu pháp trị liệu thủ công là một kỹ thuật sử dụng bàn tay để tác động lên phần chi làm kéo căng và xoa bóp các mô cơ thể để giữ cho khớp của bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp chỉ thực sự cần thiết trong một số ít trường hợp. Những trường hợp này đã tham gia trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt kết quả hoặc phần khớp gặp tổn thương ở mức nghiêm trọng. Phương pháp phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Thay khớp

Thay khớp là phẫu thuật tái tạo khớp, thường được áp dụng hầu hết các khớp như: khớp gối, háng, ngón tay… Khi phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ bỏ phần khớp đã bị hư hại và thay thế vào đó phần khớp nhân tạo được làm bằng các vật liệu sinh học đặc biệt. Tuổi thọ của các loại khớp nhân tạo có thể kéo dài từ 15 – 20 năm hoặc lâu hơn. 

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị thoái hoá khớp. Khớp thoái hóa là một tình trạng lâu dài, chúng tôi khuyên người bệnh nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để được đánh giá và được bác sĩ cho những lời khuyên về tình trạng hiện tại của mình. 

Call Now Button