6 cách điều trị thoái hoá khớp gối hiệu quả

Thoái hoá khớp gối là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khớp gối có vị trí nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, khớp gối được che phủ bởi sụn khớp. Đây là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác và chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể. 

Người bị thoái hoá khớp gối nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống, cũng cần tuần thủ một số nguyên tắc để hạn chế triệu chứng bệnh, kiểm soát các cơn đau một cách hợp lý. 

1. Điều trị thoái hoá khớp gối

Thực tế, nếu đã bị thoái hoá khớp khối thì không thể phục hồi hoàn toàn được như cũ. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị thoái hoá khớp gối tập trung vào các yếu tố như: Giảm đau; Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh; Phục hồi chức năng vận động khớp; Ngăn ngừa khớp biến dạng; Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp giúp người bệnh nâng cao ý thức trong việc tuân thủ điều trị nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

1.1. Kiểm soát cân nặng

Những bệnh nhân đang bị thừa cân, béo phì, thì giải pháp giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối. Việc kiểm soát cân nặng không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, mà còn làm chậm quá trình thoái hoá khớp gối.

Bạn có thể duy trì cân nặng bằng biện pháp đơn giản, hữu hiệu đó là tập thể dục thể thao. Nếu tập luyện đều đặn thì ngoài việc thuyên giảm các triệu chứng thoái hoá, còn đem lại nhiều lợi ích khác trong quá trình điều trị khớp gối thoái hoá, đặc biệt đối với những người có dấu hiệu tràn dịch khớp gối.

Một số bộ môn thể thao tốt cho người khớp gối bị thoái hoá như: đạp xe, đi bộ, bơi lội, thái cực quyền, một số bài tập yoga…

Người bệnh thoái hoá khớp gối nên lưu ý duy trì cân nặng vừa phải

1.2. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng các liệu pháp thay thế

Người bệnh áp dụng một số liệu pháp thay thế sau sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng khớp gối bị thoái hoá.

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Liệu pháp này có khả năng làm dịu nhanh cơn đau ở khớp gối do thoái hoá mà không có tác dụng phụ kèm theo. Bạn nên lưu ý, chườm lạnh trước với khớp bị sưng đau, sau khi đã giảm sưng có thể chuyển sang chườm nóng để giảm tình trạng cứng khớp.

  • Xoa bóp, massage

Tình trạng đau khớp gối, co thắt xơ xung quanh, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp massage, xoa bóp để giúp thư giãn, làm dịu cơn đau và kích thích lưu thông máu ở khớp. 

Để mang lại hiệu quả cao hơn người bệnh nên đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và nên sử dụng kèm Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà để xoa bóp, massage.

  • Châm cứu

Liệu pháp này giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị bị thoái hoá khớp. Tuy nhiên, liệu pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định áp dụng liệu pháp này.

1.3. Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Khi xây dựng kế hoạch chữa khớp gối bị thoái hoá lâu dài, người bệnh cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng hàng ngày. Người thoái hoá khớp gối nên ăn gì để giúp đảo ngược quá trình thoái hoá khớp, các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp là các chất chống oxy hoá như omega-3, vitamin C, beta-carotene… giúp kiểm soát cân nặng, giảm viêm, sụn chắc khỏe…

1.4. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng thuốc giảm đau

Một tình trạng diễn ra thường xuyên khi khớp gối bị thoái hoá đó là đau nhức dai dẳng, khó chịu ở gối. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

  • Thuốc giảm đau không steroid: Paracetamol, aspirin, ibuprofen, diclofenac…
  • Thuốc chứa corticoid (thuốc kê đơn):Prednisolone, dexamethasone, beta-methasone …. Tuy nhiên, các nhóm thuốc chứa corticoid nếu sử dụng kéo dài sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ như teo cơ, teo chi, phù, loãng xương, loét dạ dày…
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới dạng kem bôi ngoài da.

 Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần lưu ý dù ở dạng uống hay dạng bôi ngoài ra, đều chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng như đau nhức ở khớp gối, chứ không thể chữa hoàn toàn bệnh thoái hoá khớp gối.

Giảm triệu chứng thoái hóa khớp bằng các loại thuốc giảm đau

Giảm triệu chứng thoái hóa khớp bằng các loại thuốc giảm đau

1.5. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng cách tiêm nội khớp

  • Tiêm steroid

Khi tình trạng đau nhức khớp gối nghiêm trọng, người bệnh có thể cần tiêm trực tiếp glucocorticoid hoặc corticosteroid vào gối để giảm viêm, giảm sưng cứng. Tuy vậy, đây không phải là giải pháp lâu dài vì có thể bị bào mòn sụn khớp gối.

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị thoái hoá giúp kích thích quá trình chữa lành tổn thương tại đây, đem lại hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động linh hoạt của gối.

1.6. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng cách phẫu thuật

Nếu như đã áp dụng các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả và tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết. 

  • Phẫu thuật nội soi khớp gối

Đây là một kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, được xem là bước đột phá trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Khi thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối, bác sĩ chỉ cần rạch một vết rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương và tiến hành chữa trị, các hình ảnh bên trong khớp được hiển thị rõ ràng lên màn hình bằng các thiết bị chuyên dụng.

Phương pháp này giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật, bệnh nhân bớt đau hơn và không mất máu quá nhiều trong khi phẫu thuật.

  • Phẫu thuật thay khớp gối

Phương pháp này giúp loại bỏ phần hư tổn ở khớp do thoái hoá, tái tạo bề mặt khớp gối bằng khớp nhân tạo (làm từ kim loại hoặc vật liệu sinh học), giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Phẫu thuật đục xương chỉnh trục

Mục đích của phương pháp này là thêm hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi để thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối. Nhờ đó, giúp hỗ trợ ngăn chặn, làm chậm tổn thương khớp gối do thoái hoá. 

Phẫu thuật trong điều trị thoái hoá khớp gối 

2. Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối 

  • Đối với trường hợp phẫu thuật khớp gối

Cần lưu ý giữ vết mổ luôn khô ráo và sạch sẽ cho đến khi vết mổ lành hẳn. Thường xuyên thay băng, gạc tiệt trùng giúp giảm kích ứng từ quần áo tác động lên vết thương. 

  • Ăn uống đầy đủ

Có thể sau phẫu thuật bệnh nhân cảm thấy chán ăn, tuy nhiên một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học sẽ giúp dễ chịu hơn và đẩy nhanh quá trình lành vết mổ. 

  • Tập vật lý trị liệu

Dù chọn phương pháp điều trị thay thế hay phẫu thuật, bệnh nhân vẫn nên tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, nhằm tăng tính linh hoạt của khớp gối. Đồng thời, ngăn chặn quá trình thoái hoá khớp gối tiếp tục tiến triển. 

Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng của nền y học hiện đại, bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn trong việc điều trị thoái hoá khớp gối. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng thoái hoá khớp của mình.

Call Now Button