5 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hiệu quả

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, có lớp vỏ bao bọc xung quanh và có nhân nhầy ở giữa. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng, chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hoá, nứt, rách ở bất kỳ khu vực nào của cột sống. Trường hợp hay gặp nhất là đau lan từ thắt lưng xuống chân do thoát vị đĩa đệm là phổ biến nhất.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể gặp phải:

Nguyên nhân do lao động quá sức, sai tư thế

Nếu công việc của bạn cần phải sử dụng nhiều sức, thì việc lao động quá sức hoặc sai tư thế dẫn đến bộ phận đĩa đệm và cột sống bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài chính là nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm. 

Ngoài ra, thói quen làm việc, tư thế làm việc hoặc vận động sai lệch sẽ gây ra cấu trúc bất hợp lý về hình thái đốt sống. Cụ thể, một số trường hợp như ngồi vẹo sang một bên, ngủ ngồi trên bàn làm việc, khom lưng khi làm việc, cúi người khi học tập… những tư thế này ít nhiều gây ảnh hưởng đến cột sống.

Làm việc sai tư thế là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do tuổi tác

Khi quá trình lão hoá của cơ thể diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị khô do mất nước. Từ đó, dẫn đến thoái hoá xơ cứng và rất dễ bị tổn thương. Đây là nguyên nhân mà đa số người bệnh gặp phải.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm do chấn thương vùng lưng

Chấn thương vùng lưng có thể xảy ra khi bị ngã do tai nạn, gây ảnh hưởng đến chức năng cột sống là nguyên nhân khách quan không thể lường trước. Ngoài ra, việc tập thể dục thể thao sai cách, việc điều trị các bệnh xương khớp không triệt để cũng làm tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Những chấn thương này không chỉ tạo ra những áp lực làm sai lệch cột sống, mà còn ảnh hưởng đến chất nhầy trong đĩa đệm gây chèn ép hệ thống dây thần kinh liên quan.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do chấn thương

Do các bệnh lý bẩm sinh

Một số trường hợp nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm cho các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, thoái hoá cột sống…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do di truyền

Có nghiên cứu ghi nhận rằng những người mắc các bệnh về xương khớp có cùng một gen trội gây bệnh. Chính vì vậy, trong gia đình nếu có người thân bị thoát vị đĩa đệm thì thế hệ con cháu cũng có khả năng bị di truyền bệnh lý này.

Khi cảm nhận được cơn đau âm ỉ vùng đĩa đệm ngày càng đau nặng hơn, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp phổ biến. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần hiểu rõ các nguyên nhân để nhanh chóng điều trị từ giai đoạn nhẹ, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Phần lớn các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật tái tạo, việc luyện tập kết hợp một số phương pháp không dùng thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh.

  • Phương pháp nắn xương khớp: Phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải đối với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa. Trị liệu bằng phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Châm cứu: Phương pháp này giúp giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối hiệu quả.
  • Massage: Sử dụng các loại tinh dầu từ các loại lá có tác dụng tốt cho xương khớp như tinh dầu ngải cứu, massage sẽ giúp hỗ trợ điều trị giảm đau cho người bị đau lưng kinh niên.
  • Yoga: Thực hiện các động tác yoga như tập thở, vận động thể chất sẽ giúp cải thiện chức năng và giảm đau lưng.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng một số dụng cụ có tác dụng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như mặc áo nẹp cột sống giúp cố định tạm thời, hạn chế tác động mạnh lên vùng cột sống bị tổn thương.

Massage giúp hỗ trợ điều trị cho người thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau – kháng viêm như: paracetamol, meloxicam, diclofenac…
  • Thuốc giúp giãn cơ như: myonal, mydocalm… 
  • Thuốc chống động kinh.

Điều trị bằng cách tiêm giảm đau ngoài màng cứng

Corticosteroids là loại thuốc kháng viêm mạnh, bác sĩ có thể sử dụng để tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ và một số triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm. 

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Một số trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng có biểu hiện như: bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, lúc này bệnh nhân cần phải phẫu thuật ngay để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây liệt tay, chân. 

Khi tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể loại phần nhô ra của đĩa đệm, thậm chí còn phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trong trường hợp này, các đốt sống có thể phải kết hợp với phần cứng của kim loại để ổn định cột sống.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cũng như các cách điều trị hiệu quả. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Call Now Button